K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2017

Đáp án C

20 tháng 12 2016

Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

TRong đoạn văn này có cụm danh từ và cụm tính từ thôi .Động từ thì chưa thấy.

dưới đây là các ý kiến bàn về truyện ếch ngồi đáy giếng.em đồng ý với những ý kiến nào?vì sao?1)từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch,truyện phê phán những kẻ hiểu biết ít mà lại huênh hoang,khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình,ko được chủ qan,kiêu ngạo(2)truyện ngụ ngôn ÊNĐG khuyên bảo mọi...
Đọc tiếp

dưới đây là các ý kiến bàn về truyện ếch ngồi đáy giếng.em đồng ý với những ý kiến nào?vì sao?

1)từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch,truyện phê phán những kẻ hiểu biết ít mà lại huênh hoang,khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình,ko được chủ qan,kiêu ngạo

(2)truyện ngụ ngôn ÊNĐG khuyên bảo mọi người,chớ nên vì có chút hiểu biết mà dương dương tự đắc,chớ nên vì có chút công lao mà đắc chí.

3)ÊNĐG muốn ám chỉ những ngườ hiểu biết nông cạn,tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tỏ vẻ ta đây hơn người.

4)từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ,truyện nhằm ám chỉ những người hiểu biết ítdo điều kiện tiếp xúc hẹp nhưng lại chủ quan,coi thường thực tế.số phận của những người đó,nếu ko giống như con ếch huênh hoang,hợm hĩnh nọ,thì chí ít,họ cũng phải trả giá bằng những thất bại chua xót với thực tiến phong phú và sinh động,mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

giup minh di can gap lam roi.....!nan ni moi nguoi :(((

1
24 tháng 10 2018

Câu 1 là đúng vì vừa khuyên nhủ vừa phê phán hiện tượng và nêu ra 1 bài học để lại cho đời

13 tháng 11 2016

+ Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng

- Bạn nữ xinh đẹp kiêu kì cho mình là đẹp nhất lớp nhưng ở lớp kế bên có bạn khác đẹp hơn.
- Bà chủ quán nghĩ quán thức ăn nhà mình là đông khách nhất nhưng không ngờ cách đó vài căn có quán còn đông khách hơn.

- Một bạn cho rằng mình là học sinh giỏi nhất lớp nên cũng cho rằng mình học giỏi nhất thành phố. Cho đến khi thi HSG cấp quận đã bị rớt rồi.

- Một người suốt ngày chỉ ở nhà mà cho ra vẻ ta đây hiểu biết rất nhiều.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

Chúc bạn học tốt!


 

13 tháng 11 2016

Mình nghĩ được 1 câu thôi!haha

Học không ra gì mà cứ thể hiện!

Cái này ko có ngụ ý chửi bạn đâu nha!hiuhiu

14 tháng 12 2017

Danh Tu là : Ếch 

Cụm Danh Tu là : ếch ngồi đáy giếng

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?      A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh          B. Sọ Dừa      C. Ếch ngồi đáy giếng           D. Sự tích Hồ Gươm2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?      A. Miêu tả...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

      A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh          B. Sọ Dừa

      C. Ếch ngồi đáy giếng           D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

      A. Miêu tả          B. Biểu cảm        C. Tự sự       D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

         A. Bánh chưng, bánh giầy      B. Con Rồng, cháu Tiên      

         C. Thành Gióng             D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

     A. Lồng lộng          B. Xinh đẹp        C. Hồng hào      D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

0
8 tháng 12 2018

Nghĩa đen:Nói về cái tính ''mù mà cứ thể hiện mình thấy''

Nghĩa bóng : phê phán cách xem voi của các ông thầy bói

Phê phán cách nhìn nhận không thấu đáo của thầy bói, chế giễu hành động của thầy bói.

5 tháng 10 2020

1.

Danh từ là những từ chỉ sự vật , sự việc ,hiện tượng, khái niệm.

cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ

        phần trước, phần trung tâm, phần sau

2.

Lao động là vinh quang.   (Lao động ở đây là danh từ nhé)

3.

         Có một con ếch sống trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ toàn con cua ,nhái bé nhỏ . Nó cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thù oai nhue 1 vị chúa tể.một năm nọ mưa nhiều làm nước dâng lên đua ếch ra ngoài. Ếch theo thói cũ nghênh ngang đi khắp nơi nhâng nháo tỏ vẻ kiêu ngạo , rồi nó bị một con trâu giẫm bẹp.

Xác định cụm danh từ, danh từ, từ đơn và từ phức trong 2 đoạn văn sau :Đoạn văn 1) "Ếch ngồi đáy giếng" là loại truyện ngụ ngôn khá hài hước và hóm hỉnh. Truyện mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Truyện kể về chú ếch đánh giá thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Chú sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên cứ tưởng bầu trời chỉ...
Đọc tiếp

Xác định cụm danh từ, danh từ, từ đơn và từ phức trong 2 đoạn văn sau :

Đoạn văn 1) "Ếch ngồi đáy giếng" là loại truyện ngụ ngôn khá hài hước và hóm hỉnh. Truyện mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Truyện kể về chú ếch đánh giá thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Chú sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung.Dưới giếng, xung quanh nó bấy lâu nay chỉ có những động vật nhỏ bé tầm thường nên nó coi mình oai như một vị chúa tể. Chính vì sự kiêu ngạo, kém hiểu biết đó của chú nên ếch đã nhận được một kết quả bi thảm là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp.Qua bài học trên, ta rút ra được là khi tầm hiểu biết còn cạn hẹp thì không nên huênh hoang, luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo bởi vì chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra như câu thành ngữ " Núi cao còn có núi cao hơn ".

Đoạn văn 2) "Thầy bói xem voi" là truyện ngụ ngôn có tính chất răn dạy chứng ta trong cuộc sống. Truyện tạo ra những tiếng cười hài hước mang ý châm biếm, mỉa mai. Truyện kể về năm ông thầy bói khi sờ vào mỗi bộ phận của con voi và cách đánh giá phiến diện, cục bộ theo suy nghĩ cá nhân. Họ chỉ miêu tả chính xác từng bộ phận nhưng không đúng toàn thể con voi do sự khiếm khuyết của bản thân . Chính vì sự bảo thủ của năm ông thầy ấy đã dẫn đến kết quả là xô xát nhau. Thậm chí là cả đánh nhau toác đầu chảy máu. Từ đó em rút ra được bài học là muốn hiểu biết sự vật, sự việc hay một vấn đề nào đó thì phải xem xét chúng một cách toàn diện. Lắng nghe ý kiến của người khác, không được chủ quan, tự tin quá thành bảo thủ.

 

0
20 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, không ít lần đã có những câu chuyện về những người hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang. Tôi cũng biết một câu chuyện. Câu truyện tên : "Ếch ngồi đáy giếng."

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.

Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.

Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.

Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.

Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nò được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.

Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.

Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp.

Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung. 
20 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nhiều nhé nhưng mình chỉ cần một đoạn văn ngắn phê phán những người hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang thôi

 

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta.

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta